Saturday, April 13, 2024

Công an bắt giữ thành viên Nhật Ký Yêu Nước trái pháp luật


 Công an bắt giữ thành viên Nhật Ký Yêu Nước trái pháp luật

Kính thưa quý bạn đọc. Tập thể anh chị em Nhật Ký Yêu Nước.
Kính gửi: Quý đồng bào người Việt trong nước và hải ngoại cùng các cơ quan truyền thông
Ngày 5/7/2023, bạn Phan Tất Thành (Admin Black Aaron) đã bị công an câu lưu tại CA P.14, Q.3 và sau đó bị tra tấn, ép cung tại khách sạn Nam Hoàng số 284/4 Lê văn Sỹ P.14, Q.3. Công an buộc Thành phải khai nhận một số bài viết trên Facebook là của mình.
Khuya ngày 11/7/2023, sau khi thoát được ra ngoài, Thành đã liên lạc với người thân và thông báo lại toàn bộ sự việc bị bắt cóc, giam giữ, bị đánh đập tra tấn như thế nào ,tại đây và nhờ sự cứu giúp của gia đình.
Sáng ngày 12/7/2023, CA phường 14, Q.3 đến nhà thông báo miệng kêu mẹ và em trai đến trụ sở Cơ quan An ninh Điều tra CA Tp.HCM số 161 Nguyễn Du có việc cần. Ngay tại đồn công an, sau khi tra hỏi và không đạt được mục đích thì công an đã đánh đập người mẹ 70 tuổi đến độ bà ói ra máu và té xĩu trên nền nhà. Cả hai người thân của Thành bị 6 công an thay phiên đấm đá và bỏ đói đến tận 11g30 trưa ngày 13/7/2023.
Ngay lúc này phía công an thông tin cho nhau là họ đã bắt Thành lại được nên hai người thân của bạn ấy được thả về sau khi đe nẹt, hăm dọa.
Ngày 15/7/2023, hơn 20 người đến bao vây và khám xét nhà riêng mà không có sự chứng kiến của Phan Tất Thành.
Sau hơn nửa tháng không hề có thông tin về việc con trai mình bị bắt giam, bác Phan Tất Chí, cha của bạn Phan Tất Thành đã đến 161 Nguyễn Du, Q.1 để tìm hiểu thông tin về việc bắt giữ, khám xét nhà.
Công an trưng ra một quyết định tạm giam ký ngày 13/7/2023.
Trên đây là toàn bộ diễn biến mà Cơ quan ANDDT, Bộ Công an đã tổ chức bắt giữ, tra tấn, ép cung buộc Phan Tất Thành phải thừa nhận mình là thành viên đã từng sinh hoạt cùng Nhật Ký Yêu Nước.
Mọi ý kiến đóng góp, chia sẻ của Phan Tất Thành (Admin Black Aaron) nếu có bị công an thu thập làm bằng chứng để kết tội đều là quyền tự do ngôn luận của một công dân được thể hiện một cách ôn hòa, công khai.
Chính vì lẽ đó, Nhật Ký Yêu Nước phản đối mọi hành vi sách nhiễu, bắt giữ người trái pháp luật, ép cung, tra tấn, nhục hình hòng đàn áp, kiểm duyệt quyền công dân, xâm phạm quyền con người và xâm phạm Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị.
Nhật Ký Yêu Nước sẽ cùng đồng hành với gia đình Phan Tất Thành và bất cứ ai bị quy chụp, kết tội vì tham gia biểu đạt ý kiến ôn hòa trên không gian mạng.
NKYN rất mong quý anh chị, quý bạn cùng lên tiếng, chia sẻ và đồng hành cùng hành trình bảo vệ quyền con người của Phan Tất Thành và người dân Việt Nam đang bị xâm phạm nghiêm trọng mỗi ngày.
Tập thể anh chị em Nhật Ký Yêu Nước xin chân thành cảm ơn tất cả quý đồng bào trong và ngoài nước quan tâm.

Tẩy Não Nhân Dân ( Phần một- gồm hai phần)



Tẩy Não Nhân Dân ( Phần một- gồm hai phần)
Tác giả viếng thăm Cố Đô Huế trong dịp Xuân Canh Dần và viết bài nhận định về Vương Triều Nhà Nguyễn cùng những hậu quả của giáo dục học đường tại Việt Nam
Phạm Văn Bản
Lấy ngày nghỉ của hãng Boeing người viết về thăm Cố Đô Huế, nơi vua quan Triều Nguyễn trị nước trong 143 năm, để kính cẩn dâng nén hương cầu cho nước thịnh dân an, cùng thành tâm tạ tội với các bậc Khai Quốc Công Thần đang hiện diện trong Thế Tổ Miếu. Trước Án thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế cùng hai vị -- Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu đại diện nhà Nguyễn, tôi xin thú tội vì đã đọc những sử liệu thiếu quang minh chính đại của học đường Việt Nam trong thời đại Cộng Sản ngày nay, nên toàn dân đã có nhận thức sai lầm về vua quan Nhà Nguyễn và đắc tội với Các Ngài. Nhân ngày thăm viếng quê hương hôm nay, nguyện xin Các Ngài rộng lòng tha thứ, gia ân phù giúp cho toàn thể Con Cháu dân Việt, sớm thực tâm nối bước Tổ Tiên, đem chính sử kết liên Toàn Dân Toàn Diện, tạo sức hùng hưng phục Quê Hương, quyết loan truyền Chánh Thuyết Tiên Rồng, thành cơ chế cứu nguy Nhân Loại.
Đúng ơn Trời muốn, Kỳ Đài Bách Việt, Hiển Tổ rạng danh. Lòng thành kính dâng, khấn xin hưởng nhận.
Mặt khác, tôi cũng xin cám ơn Cụ ẩn danh ở Ngự Bình đã tạo cơ duyên và giúp tôi có tài liệu để viết nên đề tài này. Xin kính chúc Cụ luôn an khang trường thọ.
* * * *
I. Nhận Diện Thời Cuộc : Năm 1953 Hồ Chí Minh phát động một lúc hai phong trào là cải tạo nông nghiệp và cải tạo văn hóa. Phong trào cải tạo nông nghiệp thì ông Hồ giao cho Trường Chinh, tổng bí thư đảng Lao Động - tiền thân ĐCSVN lập ủy ban cải cách ruộng đất rồi trao phó cho hai ủy viên bộ chính trị là Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương điều hành, đồng thời Trường Chinh còn gởi thêm một ủy viên trung ương đảng là Hồ Viết Thắng làm phụ tá. Mục đích của phong trào này là xóa bỏ Định Chế Làng Nước – là cơ cấu tổ chức và là một tuyệt tác chính trị vốn có ngàn đời của Tổ Tiên Việt. Cộng Sản đã truất phế quyền tư hữu đất đai của nông dân, tập trung toàn bộ năng lực cho Hồ Chí Minh và đồng bọn xây dựng chế độ chuyên chính vô sản, nhằm khởi sự cho cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam.
Cũng trong thời gian ấy, phong trào thứ hai là cải tạo văn hóa, tức là cải tạo tư tưởng được ông Hồ ủy nhiệm cho Phạm Văn Đồng, thủ tướng, lập ra một ban nghiên cứu Lịch Sử, Địa Lý và Văn Học do Trần Huy Liệu làm trưởng ban, đặt quyền trực thuộc TWĐ, sau này đổi tên là Ủy Ban Khoa Học Xã Hội. Mục đích là đảng tìm cách tuyên truyền xuyên tạc, đầu độc tẩy não những nhận thức về Văn – Sử – Địa của toàn dân, để từ đó mọi sự suy nghĩ, ý kiến, tư tưởng tâm lý của người dân thuận theo khuynh hướng độc tài toàn trị của đảng. Bởi thế đảng Cộng Sản đã phủ nhận tất cả mọi thành quả xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi hay phát triển đời sống xã hội Việt Nam của vua quan xưa nay, điển hình là Nhà Nguyễn thời cận đại mà Cộng đảng sửa đổi lịch sử phán xét đánh phá.
Phong trào cải tạo tư tưởng do "bác đảng" chủ trương, không chỉ dừng lại ở sự thay đổi tư duy hoặc thái độ từng người, mà còn kích động mọi người biến thành lực lượng chiến đấu, bảo vệ Chủ Thuyết Mác Lê. Việc làm của ban cải tạo lịch sử không chỉ lôi kéo học sinh/ sinh viên ra khỏi sự nhận thức chính đáng của sử liệu tộc Việt học, mà Cộng đảng còn đầu độc các lớp người trẻ tin tưởng mù quáng vào ý tưởng mới/ ý thức hệ cộng sản ghi trong các sử sách do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội soạn thảo ra. Do đó mỗi khi nghe nhắc tới công lao hay sự nghiệp dựng nước giữ nước của Tổ Tiên tiền nhân, thì các lớp thanh thiếu niên đều mất khả năng suy xét để trả lời, mà họ chỉ còn phản xạ tự nhiên và thốt ra lời báng bổ Tổ Tiên như: “Chế độ phong kiến,” “quân chủ chuyên chế...” “vua quan bán nước…” Họ phủ nhận tất cả lịch sử, cắt đứt truyền thống chính trị ngàn đời của dân tộc và giống nòi ta. Đây là điểm nguy hiểm nhất trong công cuộc kiến thiết quốc gia và cũng là thâm ý do Trung Cộng dẫn dắt qua bàn tay Hồ Chí Minh và CSVN.
Những thế hệ học sinh/ sinh viên bị tiêm nhiễm sách sử do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam tuyên truyền và đấu tố, họ luôn tỏ lòng vô ơn cũng như lộ chí căm thù vua chúa nhà Nguyễn, bằng những kết án đã ghi trong sách giáo khoa do cộng đảng soạn thảo mà họ đã học “Chế độ quân chủ chuyên chế cực kỳ phản động – Nhà Nguyễn tăng cường bộ máy đàn áp – Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát – Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà – Tự Đức bán rẻ đất nước cho thực dân Pháp…” v.v... Tóm lại, cả nước đều phát biểu rập khuôn theo một lập luận đấu tố, và đắc tội với Tổ Tiên Tiền Nhân VN.
Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã chà đạp nhân quyền, thủ tiêu công lý, phán xét một chiều các vua quan nhà Nguyễn bằng những ngôn ngữ thiếu trầm tĩnh và đầy tính chất #khủngbố cực đoan. Xin hỏi, dân tộcđãN sẽ gặt hái gì trên chính trường văn hóa thế giới? Chính quyền CSVN hôm nay sẽ trả lời ra sao, một khi cho rằng ta cứ thiếu lễ nghĩa liêm xỉ, cứ hãm huyết phun người... thì chính nghĩa giải phóng dân tộc với thực dân Pháp xâm lược ngày trước, có biên giới nào khác biệt hay chăng?
1. Lịch Sử Việt Nam Tập I
Đọc Lịch Sử VN (1971) tập I, tác giả Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam đều lập luận một chiều theo chủ trương của phong trào cải tạo tư tưởng Cộng đảng, chớ họ không viết theo tư duy và sử học cá nhân:
- Triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tộiác trời không dung, đất không tha, để cho tên tuổi đất nước một lần nữa, sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân kcướp nước xóa khỏi bản đồ thế giới.
- Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của người nước ngoài. Gia Long lên làm vua lập ra triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân.
- Triều Nguyễn là vương triều tối phản động. Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em.
- Chính quyền nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và dân tộc. Nó chỉ đại diện cho quyền lợi của những thế lực phong kiến phản động, tàn tạ, nó không có cơ sở xã hội nào khác ngoài giai cấp địa chủ. Vì vậy, các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802-1819) đến Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883) đều rất sợ nhân dân và lo lắng đề phòng các hành động lật đổ. Chính vì khiếp nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng đô ở Thăng Long, phải dời vào Huế. (hết trích)
Xuyên qua nội dung người ta thấy rằng những đề tài trên đây không được thảo luận một cách thẳng thắn theo khoa học, mà chỉ là những lời bịa đặt, xuyên tạc và thóa mạ nhà Nguyễn nhằm truyền dạy cho lớp trả thanh thiếu niên VN tỏ lòng vô ơn đối với tiền nhân, phủ nhận những nỗ lực, những giá trị thành quả trong đại cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước của vua quan Việt Nam nói chung, và triều Nguyễn nói riêng. Tất cả làm thành một nhát gươm chặt đứt nguồn mạch hay truyền thống chính trị của VN, khiến cho toàn dân không còn Hồn Nước (lớp người nôlệ vô hồn). Vì rằng Hồn Nước phải bao gồm toàn thể lịch sử, tinh hoa văn hóa mà nước đó đã tạo nên tinh thần sống của một dân tộc.
Hồn mất trước, Nước mất sau.
2. Lịch Sử Việt Nam Tập II
Đọc tiếp cuốn Lịch Sử VN (1985) tập II phát hành mới đây, các tác giả Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam lại tiếp tục đấu tố nhà Nguyễn theo kiểu lên án địa chủ trong thời kỳ cải tạo nông nghiệp của đảng. Cộng đảng đã không tự giới hạn được ngôn ngữ, cho nên mỗi câu mỗi chữ trong những bài viết đã làm cho người đọc có cảm tưởng như mình đang nghe “bác đảng” chửi – trong khi vua quan nhà Nguyễn đã về chầu Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi – bởi thế các Ngài đã không thể lọt tai. Trước mắt chỉ có ba thành phần là tác giả, Cộng đảng, và bạn đọc, nhưng khi xem những tài liệu này người ta không thẩm định được nội dung mà "bác đảng" muốn gì; phá nước chăng? Bán nước chăng? Muốn phò Tầuchăng? Có lẽ là như vậy!
- Triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt – Vương triều Nguyễn tànác và nguxuẩn – Cực kỳ nguxuẩn.
- Nhà Nguyễn đã tăng cường bộ máy đàn áp – Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát – Chế độ áp bức bóc lột nặng nề – Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động – Chính sách đối ngoại mù quáng.
- Tên chúa phong kiến bán nước số một là Nguyễn Ánh – Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúphắn thỏa mãn sự phục thù giai cấp. ( ngưng trích).
Đang khi theo sử liệu của Việt học cho ta thấy rằng: Người khởi đầu dựng nghiệp nhà Nguyễn, là Nguyễn Kim (1468-1545). Nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi năm 1527, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa để chống nhà Mạc. Nguyễn Kim tìm được người con của vua Lê Chiêu Tông, lập ngôi nối tiếp là vua Lê Tang Tông. Nhờ công này Nguyễn Kim được phong chức Quốc Công, cai quản quân đội. Nguyễn Kim về sau bị người họ Mạc dùng thuốcđộc trả thù. Nguyễn Kim có hai người con là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng được phong Quận Công, nhưng binh quyền lại lọt vào tay anh rể, Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm giữ quyền chỉ huy quân đội và trông coi triều chính. Để giảm bớt thế lực họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Lo sợ cho mình cũng bị diệt trừ, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa theo lời khuyên “Hoành sơn nhất đái vạn dung thân: Một dải Hoành sơn có thể dung thân lâu dài” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Chúng ta cần thấy rằng chỉ một lời nói của cụ Trạng Trình đã giải quyết cho hai thế lực thù nghịch để cứu Dân Việt thóat cảnh đao binh, và đồng thời còn mở rộng thêm đất đai cho Việt Nam – chớ không làm mất đất đai, hải đảo như triều đại Cộng Sản ngày nay.
Trịnh Kiểm giao quyền cai quản miền Nam thời đó cho Nguyễn Hoàng vào năm 1558, bao gồm phần đất thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam ngày nay. Nguyễn Hoàng lập nên căn cứ phương nam, mở rộng biên giới và xâm lấn đất đai của Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các vua của Đế Quốc Khmer nhường lại đất xứ Phù Nam, tức miền Nam VN ngày nay. Kết qủa Nhà Nguyễn đã góp công đầu trong đại cuộc Mở Nước, xây dựng và phát triển đất nước hùng hậu như trong Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ do Quốc Sử Quán triều Nguyễn ấn hành vào thế kỷ 19 đã ghi rõ Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, và toàn bộ cương vực này là thuộc Đại Việt.
Các chúa Nguyễn ngày ấy, về hình thức vẫn thần phục vua Lê và xưng chúa. Nguyễn Hoàng được tôn là chúa Tiên, vì người mở đầu cho sự nghiệp tiên đế của nhà Nguyễn ở phương nam. Con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, Chúa Sãi lên ngôi năm 1613, là người mang họ Nguyễn Phúc và từ đó con cháu trong dòng đều mang họ này. Sáu đời sau Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vào năm 1738, là người xưng vương, Vũ Vương vì chúa Trịnh ở phương Bắc đã xưng vương, đang khi vua Lê chỉ còn hư vị.
Vũ Vương chết, theo di chúc người nối nghiệp là Nguyễn Phúc Luân, nhưng phản thần Trương Phúc Loan lập Nguyễn Phúc Thuần 12 tuổi lên ngôi Định Vương năm 1765, nhằm dễ bề thao túng. Trương Phúc Loan là người độc ác, tàn bạo nên bị dân chúng óan hận và nổi lên khởi nghĩa, trong số ấy có anh em nhà Tây Sơn. Tây Sơn được lòng dân nên thế lực rất mạnh khiến chúa Nguyễn phải toàn tâm đối phó. Nhâncơ hội này, chúa Trịnh đem quân vào lấy cớ là giúp chúa Nguyễn trị Trương Phúc Loan, nhưng sau khi bắt được Trương Phúc Loan quân Trịnh tiếp tục đánh chiếm Phú Xuân, năm 1775. Chúa Nguyễn phải chạy vào Quảng Nam, tới năm 1777 Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn, bắt giết tất cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, và nhiều người và thuộc dòng tộcNguyễn Phúc, chỉ còn người con duy nhất của Nguyễn Phúc Luân, là Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát.
Năm 1778 Nguyễn Phúc Ánh quay lại và tập hợp lực lượng đánh chiếm Gia Định và tới năm 1780 xưng vương. Tây Sơn sau đó nhiều lần tấn công Nguyễn Vương khiến vương trốn chạy và quay lại nhiều lần. Mãi cho đến năm 1790 Gia Long mới chiếm trọn Gia Định, tỏ ra là một trang anh hùng nghĩa khí, xây dựng nền độc lập tự chủ, mở mang bờ cõi và thống nhất lãnh thổ Việt Nam. Vua Gia Long rất xứng đáng cho con cháu Việt Nam chúng ta noi gương!
3. Đại Cương Lịch Sử Việt Nam : Đọc tiếp đến cuốn sử mới đây có tên, Đại Cương Lịch sử Việt Nam (2007) do Đinh Xuân Lâm biên soạn. Ông Lâm được chính quyền Việt Nam hiện thời ca tụng là giáo sư có công xây dựng Bộ môn Lịch sử cận đại và hiện đại… Giáo sư Lâm còn là Phó Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, và là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm UNESCO. Tác giả viết:
-Triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ.
- Nhà Nguyễn là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ vớimột chế độ chính trị lạc hậu, phản động. Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.
Và, các biện pháp khai hoang hay mộ dân lập ấp của Nhà Nguyễn, ông Lâm cho rằng nó “đã xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị.”
- Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách.
- Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng.
- Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan toả cảng và cấm đạo, giết đạo.
- Với những chính sách phản động nói trên, nước VN đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây. (ngưng trích).
Xuyên qua nội dung của cuốn sách Đại Cương Lịch sử Việt Nam (2007), chúng ta thấy rằng gía trị của một người mưu cầu hạnh phúc cho dân, cho nước đã chỉ có thể được đo bằng sự hy sinh, lòng xả kỷ và tinh thần phục vụ lợi ích dân nước… Một vài bộ sách, một vài hình thức hoạt động thì chưa phải là điều “ắt có và đủ” để kết luận việc làm của giáo sư như theo lời tán tụng “nhà nước…” -- chỉ là “Chí Phèo” tên một nhân vật trong tiểu thuyết tiền chiến. Đây cũng là điều hoang tưởng của nhiều giáo sư… thái độ ấy, người ta cho là quá khích, cực đoan, không ích lợi gì cho việc phát triển đất nước mà tác giả muốn trình bày.
4. Xuyên tạc lịch sử và chà đạp sách sử “Đại Nam Thực Lục”
Đại Nam Thực Lục là bộ sách ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) cho tới đời vua Khải Định (1925), do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, gồm hai phần tiền biên và chính biên được viết vào năm Minh Mạng thứ hai (1821) sau 88 năm công phu soạn thảo tới năm 1909 mới hoàn thành:Tiền biên có 2 kỷ và Chính biên 6 kỷ, và được dịch ra Quốc Ngữ từ nguyên bản Nho Ngữ vào năm Khải Định thứ 9 (1924) để giúp cho chúng ta tra cứu dễ dàng.
Thế nhưng vào năm 1961, trước khi cho sửa đổi và tái bản Đại Nam Thực Lục, các tác giả của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam cộng sản đã đồng loạt viết tài liệu giới thiệu với chủ đích đấu tố bộ sử triều Nguyễn như đã từng thực hiện trong phong trào cải tạo ruộng đất, với hai chiến thuật mà họ đã công phu tập luyện tới mức vô địch thượng thừa; đó là đánh “du kích và bắn sẻ;” đồng thời khai thác triệt để hai chiến thuật này vào các mặt trận quân sự, kinh tế, xã hội, ngoại giao, tôn giáo và văn hóa, khiến cho người ta nhớ lại câu chuyện Gà đẻ trứng vàng trong cổ học Đông phương, để phòng ngừa du kích và bắn sẻ. Các ông trong ban quản giáo này có con gà đẻ trứng vàng. Lúc đầu họ chờ gà đẻ tự nhiên mỗi ngày một trứng, nhưng một hôm họ làm theo chủ trương chỉ đạo nhà nước, muốn có nhiều vàng một lúc và sử gia quyết định làm thịt con gà Đại Nam Thực Lục. Nhưng khi mổ gà ra, lại chẳng thấy có trứng vàng. Tác giả đã không hiểu con gà nhà Nguyễn là nguồn sản xuất và cái trứng, thành tựu cải cách, là sản phẩm. Hóa ra tất cả chỉ muốn “lượm trứng,” chớ không “xuất của” để mua thực phẩm nuôi gà:
- Những sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời gian từ Nguyễn Hoàng đến Đồng Khánh (1558-1888) những công việc mà các vua chúa nhà Nguyễn đã làm trong khoảng thời gian 330 năm ấy, tự chúng tố cáo tội ác của nhà Nguyễn trước lịch sử của dân tộc chúng ta.
- Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà Nguyễn làm công việc biên soạn Đại Nam Thực Lục đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại nhà Nguyễn…
- Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không thể che giấu nổi các sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật của lịch sử... vẫn phơi bày cho mọi người biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không những chúng đã cõng rắn cắn gà nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt Nam trong một đời sống tối tăm đầy áp bức.(ngưng trích)
Tóm lại, chúng tôi mong rằng các sách sử tương tự như của Giáo sư Đinh Xuân Lâm thì cần công khai nhận lỗi, viết lại, tôn trọng lịch sử, và những gì trình bày nơi đây không làm phiền lòng tác giả cũng như độc giả. Chúng tôi hy vọng tình trạng phê bình chủ quan, giáo điều tắc trách và có ý đồ về sử liệu của phong trào cải tạo tư tưởng, cần phải được chấm dứt ngay và không còn tái diễn, để trả lại không khí trong sạch của sử học cho những người Con Cháu tộc Việt đang cố gắng tô điểm cho nền văn hóa và lịch sử, ngõ hầu tìm lại truyền thống bất khuất của Tổ Tiên để thực thi đại cuộc Giúp Dân Cứu Nước ngày nay.
II. Di Sản Nhà Nguyễn : Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam bóp méo lịch sử, tuyên truyền xuyên tạc Vương triều nhà Nguyễn, được đăng tải rộng khắp trên các diễn đàn nghiên cứu về lịch sử văn học, địa lý và tư tưởng VN, biểu thị trong ngành đại học sư phạm hoặc trong sách gíao khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, được giảng dạy từ bậc tiểu học, trung học và đại học trải qua hơn 2/3 thế kỷ nay. Sách sử giáo khoa thư đã giáo dục tầng lớp thanh thiếu niên, đào tạo cho họ phẫn uất căm thù vua quan triều Nguyễn, cắt đứt truyền thống chính trị dân tộc, vô cảm trước sự kiện mất đất mất đảo, phó mặc vận mệnh Tổ Quốc rơi vào tay giặc phương Bắc như thời nhà Hồ, từng xảy ra nạn “Mất Nước” trong lịch sử.
Thực tế, nhìn vào VN hôm nay: các hãng xưởng TQ mọc lên khắp nơi từ thôn quê cho tới thị thành, và từ đội công nhân kỹ thuật, toán bảo vệ canh gác, các phương tiện sản xuất, hay bảng tên cầu đường đều là Bắc Thuộc. Hàng hoá TQ tràn ngập, phá giá thị trường và làm lũng đoạn nền kinh tế nước ta. Ô nhiễm TQ thải đầy sông nước, mùi hôi thối xông lên nồng nặc và hủy diệt môi sinh dân ta, gây nhiều biến chứng ung thư độc hại. Thể chế TQ lại được ĐCSVN hôm nay tôn trọng tiếp nhận, làm khuôn mẫu toàn trị nhằm đàn áp bóc lột dân lành – chớ chúng ta chưa bàn tới những vụ hải đảo Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa hay đất đai biên giới đã mất, hoặc do những đảng viên đầu tỉnh ở Lạng Sơn, Quảng Ninh và nhiều nơi khác đã cho công ty xí nghiệp TQ, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất trồng rừng nguyên liệu – Pháp lệnh của TQ, từ cao xuống thấp đều được truyền sang để cho chính quyền Việt Nam thi hành. Đó chính là hậu quả tai hại của nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam từ năm 1953 tới nay.
Xã hội miền Bắc từ năm 1953, miền Nam từ sau năm 1975, chúng ta đã thấy cảnh “dân suy nước nhược,” lòng người ly tán, thờ ơ, vô cảm trước vận hệ tồn vong. Những di tích lịch sử triều Nguyễn bị nhà cầm quyền phủ nhận, không bảo quản và phó mặc cho thời gian biến thành phế tích “phong kiến,” vật liệu bị đánh cắp, sử liệu bị tịch thu, hoặc bị sửa đổi nội dung. Những bảng tên trường học, đường phố hay những công viên công cộng có dính líu tới danh xưng của vua quan triều Nguyễn đều bị xóa sạch, kể cả những danh nhân hay anh hùng dân tộc, như vua Duy Tân chống Pháp cũng bị gạch tên. Tới nay, nhờ dịch vụ du lịch thương mại, nhà cầm quyền mới cho chỉnh trang lại một phần Đại Nội nhằm thu hút ngoại tệ, và lại còn đặt thượng cụ cái “Hình Bác Hồ” cười đắc thắng dưới ngọn “Cờ Sao Bắc Thuộc” trên đỉnh cao chót vót của Kỳ Đài trong Kinh Thành Huế, nhằm trêu chọc Việt kiều về thăm. Đang khi, ai mà chả biết HCM có công lường gạt Hoàng Đế Bảo Đại, truất phế trong cuộc Cách Mạng vào ngày 30-8-1945, khi lừa vua gia nhập Việt Minh ở Ngọ Môn Quan trong Kinh Đô Huế.
Giờ đây trở về viếng thăm Cố Đô Huế trong dịp Tết, và trước án thờ các vị minh quân thánh chúa nhà Nguyễn, tôi thành kính tri ân và nguyện cầu Các Ngài tha thứ, và xin dìu dắt đàn con cháu biết thực tâm nối bước Tổ Tiên, luôn thể hiện tận tình sở học. Hơn thế nữa Các Ngài đã cố công xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, thống nhất lãnh thổ, phát triển văn hóa giáo dục, kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao và để lại nhiều di sản quý báu cho lịch sử. Ví dụ:
- Nhã Nhạc Cung Đình Huế : Nhã Nhạc Cung Đình Huế đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO năm 2003 công nhận là một “Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.” Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền chỉ có nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 vào thời nhà Trần, cho tới nhà Nguyễn thì Nhã Nhạc Cung Đình Huế đạt tớihoàn chỉnh và siêu việt để được gọi là Quốc Thiều.
- Mộc Bản Triều Nguyễn : Mộc bản triều Nguyễn cũng là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận vào ngày 31-7-2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia Đà Lạt, Lâm Đồng. Mộc bản gồm có 34,618 tấm, là những bản văn chữ Việt Nho, khắc ngược trên gỗ để in giấy ra sách, và phát hành tại VN vào thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20. Tài liệu mộc bản này do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn tạo ra, với những loại gỗ dùng khắc tài liệu thường là gỗ thị, gỗ mít hay gỗ nha đồng. Nét chữ trên tài liệu mộc bản rất là tinh xảo sắc nét, và còn là tài liệu quý giá trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa nước ta. Người có công lưu giữ Mộc Bản Triều Nguyễn là ông Ngô Đình Nhu (1911-1963) làm Quản Thủ Thư Viện ngày ấy.
- Kinh Thành Huế : Cố Đô Huế cũng được UNESCO năm 1993 công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới.” Hiển hiện trước mắt tôi đây, là một kinh thành với những kiến trúc quy mô đồ sộ, được xếp hạng nhất trong các Di Tích Lịch Sử VN. Từ phong cách cấu trúc cho tới phương pháp phòng ngự của Vua Gia Long, người ta thấy kinh thành này trông tợ như một pháo đài hùng tráng, mà ngày xưa, thuyền trưởng người Pháp Le Rey (1819) khi vừa đặt chân tới Kinh Thành Huế đã có nhận xét: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng.”
Cố Đô Huế tọa lạc bên tả ngạn sông Hương có diện tích hơn 500 mẫu đất, ba vòng thành bảo vệ. Trong khuôn viên Đại Nội được xây theo hình vuông, mỗi cạnh 600 thước, bằng gạch cao 4 thước, dày 1 thước, bên ngoài thành có hào và 10 cầu đá bắc qua hào để ra vào lũy. Bốn góc thành có 4 tháp canh, bốn mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau gọi là Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Đại Nội có hơn trăm công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, khu rộng nhất là Tử Cấm Thành (Cố Cung) xây vuông mỗi cạnh 300 thước, tường cao 3 thước rưỡi và có hơn 50 công trình xây dựng với nhiều cung điện. Chữ Tử có nghĩa là màu tím, trong chuyện thần thoại Tử Vi Viên. Tử Cấm Thành chia thành hai khu ngoại triều và nội đình, và Ngọ Môn là cửa chính vào Cố Cung, đặt ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm vì thế Ngọ Môn có tên Ngũ Phượng Lầu.
Một Cụ xứ Huế kể chuyện cho tôi nghe. Ngày vua Gia Long du thuyền trên sông Hương, thấy núi Bằng Sơn cao khoảng 105 thước, có dáng non bộ cân xứng với phong thủy. Ở hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn, trông tợ thanh long bạch hổ phục chầu. Nhà Vua quan sát, thấy Bằng Sơn là bình phong hay bàn thạch cho mình ngự mà trông việc thiên hạ, vì thế vua đã chọn Bằng Sơn làm án phía trước, tức hệ thống tường thành thiên nhiên bao quanh để bảo vệ cho Kinh Thành Huế mà đổi tên núi Ngự Bình.
Năm đó là 1805, Vua Gia Long khởi công xây thành. Thành được xây theo phong cách tổng hợp giữa kiến trúc Tây phương và kiến trúc thành lũy của Đông phương, tạo cho thành mang mặc sắc thái dân tộc. Việc xây cung đình, nhà vua còn đặt ra những phần thừa kế và tiếp nối truyền thống kiến trúc của các Nhà Lý Trần Lê. Đặc điểm vua tiếp nhận tinh hoa kỹ thuật và mỹ thuật Trung Quốc nhưng biến chế Việt Nam hóa. Nhà vua cũng rút tỉa kỹ nghệ hóa do những kỹ sư Pháp hoặc Tây phương đang phục vụ dưới triều, cho nên thiết kế hệ thống hào lũy, hệ thống thành quách và hệ thống cung điện đều đặt trên hướng trục chính là Tây Bắc và Đông Nam theo các yếu tố ngũ hành tương ứng với ngũ phương. Xây dựng mãi cho tới năm 1832, Kinh Thành Huế mới được hoàn tất dưới triều Minh Mạng… rồi trải qua hai trăm năm nay, cố đô vẫn còn như nguyên vẹn với gần 140 công trình kiến trúc lớn nhỏ trước mắt.
- Mộng Lành Thành Mộng Dữ : Khi nhìn hình Hồ treo trên Kỳ Đài, Cụ già xứ Huế nói rằng : "Ước mơ của họ: mộng lành thành mộng dữ, vì nước Việt hôm nay được thế giới xếp vào hạng áp chót.” Giấc mộng “đả thực bài phong,” “không gì quý hơn độc lập tự do,” “đánh Mỹ xong ta xây đẹp bằng mười” tất cả trở thành kinh hoàng, là do chính ông Hồ và đám hậu duệ cố chấp và không chịu tiến lên, không theo kịp trào lưu văn minh và phát triển của thời đại chính trị kỹ nghệ liên bang. Ngược lại họ đã kéo VN trở về thời đại săn hái, ghi nhận trong Hiến Pháp của CHXHCNVN: “ ĐCSVN đội tiên phong của giai cấp công nhân… theo chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Vì độc tài chậm tiến, ác mộng này đã xảy ra từng giây từng phút, lớp đảng viên cầm quyền lãnh đạo thì thi nhau tham nhũng để có phương tiện cho con cháu du học nước ngoài, và cũng là mở cửa để thoát hiểm khi có biến động chính trị xảy ra. Tới nay ai cũng muốn cần phải thay đổi chính trị thì mới có thể phát triển kinh tế quốc gia.
Về phương diện đạo đức thì Cụ chỉ ra rằng “XHCN Việt Nam càng ngày càng băng hoại,” vì nghèo đói, cho nên dân chúng thường tập trung vào các thành phố lớn, như Sài Gòn để tìm kiếm việc làm và sống dựa vào số tiền thân nhân nước ngoài gởi về, hoặc những dịch vụ bất chính của nhiều thương gia ngoại quốc đầu tư, rửa tiền... Thế hệ con cháu cán bộ cao cấp cũng chỉ noi gương bóc lột, tham nhũng, gian lận chính trị của lớp cha anh họ cvới những ấn tượng xấu xa. Do đó, cần thay đổi tận nền tảng chính trị, nhanh chóng xóa bỏ chế độ độc tài lạc hậu mới mong làm cho dân giàu nước mạnh và sống hòa bình trong cộng đồng thế giới.
Tôi bàng hoàng khi nghe Cụ nói, và Cụ chính là một người VN thuần túy. Trong những câu chuyện Cụ kể, tôi cũng hình dung ra được công trình dựng nước/ giữ nước của Tổ Tiên Dân Tộc và phân biệt chánh tà. Cụ đã không bị ảnh hưởng bởi trào lưu ngoại lai qua sách sử tuyên truyền của cộng sản, không bị đầu độc bởi hệ thống loa phóng thanh của “nhà nước” rêu rao hằng ngày, cho nên Cụ là một người “hữu thần.” Hữu thần khác biệt với “vô thần” dù là cộng sản hay tư bản – cũng luôn coi con người là con thú, hoặc máy móc. Để con người được thật sự sống như thân phận con người, Cụ thể hiện quan niệm hữu thần, là vì Cụ tin có Ông Trời, có Thần Thánh, Hồn Thiêng Sông Núi, Tổ Tiên Ông Bà… và áp dụng vào cuộc sống hiện tại, quan niệm hữu thần, chính là Phúc Đức. Bởi thế tôi cũng cảm nhận rằng: Quan niệm Phúc Đức của Cụ là nền tảng vững chắc nhất, thâm sâu nhất, tinh túy nhất cho tinh thần chiến đấu của mọi người chúng ta, vì phân định được rõ ranh giới chánh nghĩa và gian tà, cứu nước hay cướp nước, giữ nước hay bán nước.
Theo truyền thống và niềm tin xưa nay của dân tộc, chúng ta biết rằng: bất cứ việc thiện nào cũng là việc Phúc Đức! Phúc Đức đó ta làm ta hưởng, mà còn để lại, truyền lại cho vợ, chồng, con, cháu và dòng tộc dân tộc hưởng nhờ: Làm lành để đức cho con. Muốn được thì phải tích đức, nghĩa là làm phúc, làm việc thiện và tránh làm ác, Chung thân hành thiện, thiện do bất túc, nhất nhật hành ác, ác tư hữu dư: Suốt đời làm điều lành, vẫn chưa đủ, một ngày làm điều ác, ác đã quá thừa.”Vậy mà trong đời sống con người, có việc Phúc Đức nào to lớn cho bằng việc dấn thân giúp đỡ trăm triệu người Việt Nam hiện nay, cứu nguy Dân Tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống của Giống Nòi, lấy lại Giang Sơn gấm vóc mà Tổ Tiên Ông Bà, qua hình ảnh Triều Nguyễn dày công Mở Nước và Giữ Nước: Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho 1/ hay 100 triệu người, đang chờ.
III. Chính Trị
1. Định Chế Làng Nước : Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long đã xây dựng và phát triển định chế làng nước, một tuyệt tác chính trị của tổ tiên được lưu truyền trong lịch sử, nhằm gíup dân chúng bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống mọi sự vi phạm hoặc xâm phạm từ nước ngoài, kể cả bằng những biện pháp trấn áp quyết liệt công giáo. Định chế làng nước mà người viết học hỏi nhà Nguyễn, là đặc điểm giúp cho dân tộc ta thoát nạn quân chủ chuyên chế ở thời trước, mà còn là phương thức giúp chúng ta thoát nạn “dân chủ đấu thầu” trong thời nay.
Học giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược (1919) nói rằng, “người ta thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo nghĩa của các nước Âu Tây, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho Giáo có nhiều chỗ khác nhau.” Theo nguyên tắc tổ chức triều đình nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Các quan bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Khi việc nào đã quyết định thì đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Vua tuy có quyền lớn nhưng không được làm điều gì trái nguyên tắc. Nếu vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn, và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này.
Trong định chế làng nước, quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống làng thôn đều thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người đại diện của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.
Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập. Việc làng thì người dân tự lập và tự quyết.
Làng tự lập chẳng những có ban quản trị riêng do chính dân bầu ra, mà còn có điều lệ riêng cho hệ thống hành chánh trong làng. Làng có ngôi đình thờ vị Thành Hoàng riêng, với những nghi thức nghi lễ riêng. Làng có tổ chức trị an riêng với những tiêu chuẩn thưởng phạt do dân trong làng quy định. Làng có tài sản riêng và toàn quyền xử dụng ngân sách tài chánh theo nhu cầu. Trong phạm vi làng, cả quyền phép của vua quan cũng kiêng nể những điều lệ riêng này. Phép vua thua lệ làng… Xin hỏi, có chế độ nào trực tiếp do dân, của dân, và vì dân hơn thể chế dân chủ của Làng Nước Việt?
Tóm lại, hệ thống làng xã VN đã áp dụng hai nguyên tắc căn bản của thể chế chính trị văn minh hiện đại là phân quyền và tản quyền.
Nguyên tắc tản quyền: Trung ương dành cho địa phương, cho dân làng một số quyền tự chủ và tự do. Truyền thống làng nước VN đã được áp dụng từ thời lập quốc cho đến cận đại, (đây chính là lực cản rất lớn đối với mộng thôn tính VN của người TQ). Đã bị Hồ Chí Minh và Cộng Đảng xóa bỏ. Giữa thế kỷ 15 Hương Ước hay Khoán Ước đã thành văn và rất phổ thông trong cơ cấu Hương Làng VN. Hương Ước là bản ghi lệ làng, tức Hiến Pháp Làng ấn định hệ thống tổ chức hành chánh, luật lệ của làng. Và từ đó, Luật Pháp của Nước chỉ là Hương Ước của một tập hợp các Làng. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh của Làng Nước VN qua thể chế chính trị Liên Bang hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới. Cấp tiểu bang, địa phương có quốc hội và ngân sách riêng. Bởi thế người dân mới có quyền định đoạt một số quyền lợi mà họ có nghĩa vụ đối với quốc gia.
Nguyên tắc phân quyền: Cơ cấu tổ chức Làng áp dụng nguyên tắc phân quyền, gồm có:
- Hội Đồng Kỳ Mục hay Tiên Chỉ, gồm những vị bô lão hoặc đại diện các “Tộc” trong Làng. Hội đồng này quyết định những việc quan trọng của Làng, tương đương như “Quốc Hội” cấp nước. Hội Nghị Diên Hồng đời Trần đã mang được hình ảnh này ở cấp quốc gia.
- Ban Lý Dịch hay Chức Dịch là những người điều hành công việc hành chánh của Làng. Chúng ta có thể hình dung sự phân quyền trong Làng qua hai cơ cấu “hành pháp” và “lập pháp” của quốc gia thu hẹp này.
2. Tổ Chức Triều Chính : Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Gia Long tiếp tục kiện toàn hệ thống hành chánh và quan chế của một chính quyền mới. Xét về căn bản vua vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại ngày trước. Đứng đầu nước là vua, giữ trọng trách và quyền hành của dân nước. Giúp vua giải quyết giấy tờ, công văn ghi chép là Thị Thư Viện, đến thời Minh Mạng thì đổi là Văn Thư Phòng và năm 1829 gọi là Nội Các. Về việc quốc gia đại sự vua giao bốn vị Điện Đại Học Sĩ, gọi là Tứ Trụ Đại Thần, đến năm 1834 thì đổi thành Viện Cơ Mật. Ngoài ra còn có Tông Nhân Phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.
Để đề cao vai trò nhà vua và uy quyền của người nguyên thủ quốc gia, ngăn chặn nạn quyền thần lấn át hoàng đế, Gia Long đặt ra lệ Ngũ bất: Trong triều không lậptể tướng, thi đình không lấy trạng nguyên, trong cung không lập hoàng hậu, không lập đông cung thái tử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Bên dưới, triều đình lập ra sáu Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc quốc gia.
Bộ Lại: điều hành việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc.
Bộ Hộ: điều hành việc đinh điền thuế má, tiền bạc tài chánh.
Bộ Lễ: điều hành việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử.
Bộ Binh: điều hành việc quân sự, quốc phòng, binh bị.
Bộ Hình: điều hành việc pháp luật.
Bộ Công: điều hành việc xây dựng cung điện, dinh thự, đường xá.
Bên cạnh sáu bộ, còn có Đô Sát Viện, tức Ngự Sử Đài bao gồm 6 khoa, chịu trách nhiệm thanh tra quan lại. Hàn Lâm Viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 PhụTrách coi một số sự vụ, Phủ Nội Vụ quản trị các kho tàng, Quốc Tử Giám phụ trách giáo dục, Thái Y Viện trách nhiệm việc chữa bệnh và thuốc thang, và có một số Ty, Cục khác.
3. Quy Chế Phẩm Trật : Gia Long rút tỉa kinh nghiệm của các triều đại trước, nên đã không truyền ngôi cho con nhỏ và đần độn. Hoàng tử Cảnh là con trưởng đã chết, theo nguyên tắc đích trưởng kế thừa thì truyền ngôi cho con của Đông Cung Cảnh, nhưng Vua Gia Long đã phong con thứ là Minh Mạng làm thái tử để được truyền ngôi vua.
Kể từ thời Minh Mạng ngạch quan lại được chia thành hai ngành Văn – Võ, xác định rõ giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng hai bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc, còn ở thời bình, quan võ phải đặt dưới cấp quan văn cho dù cùng phẩm với mình. Quan Tổng Đốc là văn cai trị tỉnh, lại vừa là võ chỉ huy quân lính tỉnh. Lương bổng của các quan tương đối ít, nhưng quan lại được hưởng thêm nhiều quyền lợi, cho họ được khỏi đi lính, làm sưu hay miễn thuếtùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.
Hệ thống hành chánh và quan lại của triều Nguyễn cũng gọn nhẹ và hữu hiệu, mặt khác tham nhũng vẫn là mối lo nhằm trong sạch hàng ngũ quan chức. Để hạn chế tệ nạn tham nhũng, nhà vua đặc biệt quan tâm đến chế độ lương bổng, bảo đảm cuộc sống ổn định, khá giả cho đội ngũ quan lại. Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của Triều Nguyễn cũng đặt ra những tưởng thưởng, những hình phạt, và những điều lệ nghiêm khắc đối với những sự hà lạm của quan lại như tiếm nghịch, biển thủ của công, ăn hối lộ và đút lót. Xét ra, bộ luật nhà Nguyễn còn hữu hiệu và ưu việt hơn cả 92 điều luật phòng chống tham nhũng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thời nay.
4. Phân Chia Hành Chánh : Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên. Và Thừa Thiên nơi có kinh đô Phú Xuân là phủ trực thuộc trung ương.
Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, mỗi người phụ trách hai ba tỉnh và chuyên trách một tỉnh, Tuần phủ dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ một tỉnh. Giúp việc có Bố Chánh Sứ ty lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính. Án Sát Sứ ty lo về an ninh, luật pháp. Lãnh Binh phụ trách về quân sự. Tất cả các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền TW trực tiếp bổ nhiệm, thuở ban đầu là võ quan cao cấp, và về sau nhà Nguyễn bổ dụng các quan văn. Bởi thế chúng ta thấy một hệ thống chính quyền được phân biệt rõ ràng giữa trung ương và địa phương, và trong hệ thống này nhà vua, nguyên thủ quốc gia có được nhiều quyền lực hơn so với các triều đình ngày trước.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Nhìn chung là cơ cấu hành chánh của các tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình có thể dễ dàng quản lý và phản ứng mau lẹ mỗi khi có biến loạn xảy ra.
II. Kinh Tế
1. Nông Nghiệp : Trong suốt dòng lịch sử làng là đơn vị kinh tế vừa là đơn vị quốc phòng, là cơ sở sản xuất vừa là tiền đồn giết giặc, giúp mọi người no cơm ấm áo vừa tăng trưởng trọn vẹn… Hệ thống tổ chức làng trở thành quốc sách giữ nước và mở nước hoàn chỉnh nhất, hữu hiệu nhất, thành công nhất mỗi khi có giặc xâm lăng VN, nguyên lý ấy gọi là Toàn Dân Toàn Diện. Bởi thế vấn đề ruộng đất trong làng, cũng được mọi người mặc nhiên thừa nhận là của công, của vua. Ngay từ thời nhà Đinh hay tiền Lê… vua có đặc quyền sở hữu, và trao lại cho làng cái chủ quyền hưởng dụng.
Nhưng trong thực tế, những ruộng đất do người dân cày cấy lâu ngày lại biến thành của riêng, tư điền, và rồi tư nhân có thể mua bán, đổi chác, kế thừa… hoặc trở thành những lãnh chúa từng sinh sát trên các lãnh địa như bao xã hội khác. Bởi thế triều đình, muốn cho toàn dân an cư lạc nghiệp thì phải cải cách ruộng đất, bằng cách trưng dụng tư điền và đem ra chia nhỏ cho mọi người, gọi là “công điền công thổ và chia đất định kỳ.” – như sách Espuis Des Lois, Montesquieu cũng nói, “Trong một nền dân chủ tốt, chia đều đất đai chưa đủ, mà cần phải chia nhỏ ruộng đất...” Công điền công thổ được vua trao cho làng và cấm bán, trừ trường hợp ngọai lệ có thể cầm cố trong 3 năm, nhưng hết hạn phải giao nạp để làng quân cấp theo tráng đinh, có số ruộng tương tự nhau gọi là công bằng xã hội. Với định chế công điền công thổ và chia đất định kỳ của Việt Nam được gọi là phép quân điền (đất vua), hòan toàn khác biệt phép tĩnh điền TQ.
Phép tĩnh điền – theo truyền thuyết khởi đầu nhà Thương, vấn đề ruộng đất là của thị tộc, và tới nhà Chu dùng phép tĩnh điền chia đất thành 9 khu hình chữ tĩnh, khu giữa là công điền và 8 khu khi đem chia cho thị tộc canh tác rồi nộp hoa lợi cho vua. Tới đời Xuân Thu, Thượng Ưởng làm tướng nhà Tần bãi bỏ phép tĩnh điền, cho tự quyền khai thác để nộp địa tô, sở dĩ họ áp dụng chính sách trung ương tập quyền (quân chủ chuyên chế) và bãi bỏ phép tĩnh điền là truất phế các lãnh chúa thị tộc từng khuynh đảo nền chính trị. Họ không theo Định Chế Làng Nước như Việt Nam, cho nên xã hội nông nghiệp TQ sinh quái thai bất công và đấu tranh với những kẻ chủ trương mưu mô thủ đoạn mạnh thắng yếu thua, và phân cách xã hội giữa giới địa chủ và bần nông.
Đang khi định chế bình sản VN, với công điền công thổ và chia đất định kỳ, thì cải cách ruộng đất là hữu sản hoá để toàn dân có cơ hội phát triển đời sống kinh tế bắt đầu từ mảnh đất mà họ làm chủ (tư hữu). Bởi thế nhà Trần, Lê Quý Ly đề xướng phép hạn điền, yêu cầu người có trên 10 mẫu thì nộp làm quân điền. Ngoài số ruộng quân cấp cho dân, làng giữ lại một số làm công quỹ như sau.
- Bút điền: ruộng dùng trong việc chi phí bút nghiên, giấy tờ hộ tịch.
- Trợ sưu điền: ruộng được trích ra cho người nghèo giúp họ đóng thuế đinh.
- Học điền: ruộng để hội tư văn dùng thuê thày dạy học cho dân trong làng.
- Cô nhi quả phụ điền: ruộng dành để giúp cho các bé mồ côi, người già góa phụ nghèo khổ (xem tiếp phần cuối)

 

Sunday, March 24, 2024

Saturday, March 23, 2024

[VNCH - 9 ĐIỀU ĐÁNG NHỜ VỀ VIỆT NAM CỘNG HÒA]


[VNCH - 9 ĐIỀU ĐÁNG NHỜ VỀ VIỆT NAM CỘNG HÒA]


Năm nào cũng vậy, mỗi lần tháng 4 tới là dân mạng lại chia sẻ nhau về những ký ức trước 1975 để tưởng nhớ về một quốc gia cho người Việt bây giờ đã không còn tồn tại. Như coi lại một bộ phim tài liệu hoặc đọc hoài một cuốn sách, dù hơn 40 năm đã trôi qua nhưng nó chưa bao giờ cũ.


Có rất nhiều đáng nhớ về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), nhưng tôi xin tóm tắt bằng 9 điều:

1. TRƯỜNG HỌC MIỄN PHÍ - Hiện tại thì chuyện học phí là một điều gây ám ảnh với tất cả gia đình người Việt. Hồi đó một đứa trẻ của một gia đình nghèo vẫn có thể đi đến trường vì hệ thống giáo dục không phân biệt cha mẹ bạn có tiền hay không.

2. BỆNH VIỆN MIỄN PHÍ - Bây giờ gọi là ''Bệnh Viện" nhưng hồi đó gọi là ''Nhà Thương.'' Cho dù bạn là một đại gia hay một người bần cùng, tiền và viện phí chưa bao giờ là rào cản để bác sĩ chữa bệnh cho bạn. Nhà Thương cho người dân cảm giác và sự an toàn. Bây giờ bệnh viện là một nơi gây ám ảnh với tất cả những ai đã đến đó. CNXH đã cướp đi lương y và sự danh giá của bác sĩ rồi.

3. TƯ HỮU - Cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) là một căn nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên. Chuyện kể là vào năm 1939 Ngô Đình Diệm đã tới, thấy căn nhà đẹp quá nên hỏi giá để mua nhưng chủ nhà đã từ chối. Rồi vào năm 1962 khi ông trở thành tổng thống thì đã hỏi mua một lần nữa nhưng thất bại dù trả giá rất cao.

Bạn hãy đọc lại câu chuyện đó vài lần xem. Một tổng thống muốn mua căn nhà của một người dân nhưng thất bại? Sao ông ta không ra lệnh cưỡng chế rồi mua với giá rẻ như các quan chức hiện nay đang cướp đất? Đó là vì thời đó người dân có cái gọi là Tư Hữu, tài sản của bạn là của bạn và không ai có thể ép bạn bán nó đi nếu không muốn. Câu chuyện đơn giản vậy nhưng nói lên tất cả.

4. CẢNH SÁT THÂN THIỆN - Hồi đó cảnh sát rất dễ thương hoặc ít ra là không đáng ghét như bây giờ. Nếu bạn đang đi mà bị hư xe thì có thể kêu mấy anh ''Bồ Câu Trắng'' giúp. Nếu bán hàng trên vỉa hè và vi phạm thì họ sẽ nhắc nhở và giúp người bán dọn đồ. Kể ra thì chắc nhiều người sẽ không tin, trong đó có tôi, vì luôn bị ám ảnh bởi sự lạm quyền và côn đồ của công an hiện tại. Có tham nhũng không? Có, vì đâu cũng kẻ lạm quyền, nhưng không thối nát như ngày nay. Tôi thì chưa bao giờ sống qua thời đó cả nhưng cũng ít khi nào nghe ông bà chửi cảnh sát như chửi công an.

5. QUYỀN BỎ PHIẾU - Dù đã bỏ phiếu bầu cử quốc hội nhưng nó chẳng khác gì trò hề vì kết quả đã được biết trước. Thời VNCH, người dân có quyền bỏ phiếu chọn người đại diện cho mình. Nói tới đây thì thế nào cũng sẽ có bạn nhảy vô với giọng điệu: ''Thời đó kế quả bầu cử cũng dàn xếp trước rồi." Có thể, nhưng so với bây giờ thì sao? Ít ra người dân vẫn biết mình bỏ phiếu cho ai, kết quả ra sao và có cảm giác mình có một chính quyền đại diện bảo vệ mình.

6. SỰ TỬ TẾ - Nói chuyện với các cô chú Việt kiều sống xa đất nước lâu năm rồi trở về thăm nhà, điều họ ghét nhất chính là sự vô giáo dục và vô lễ của người dân hiện tại từ Nam ra Bắc. Nếu bạn có quen biết và nói chuyện với những người Bắc 54 thì bạn sẽ thấy cách họ phát âm, nói chuyện và cư xử khác hoàn toàn với những người Bắc 75.

Đất nước và người dân hiện tại là một phiên bản khác lạ với trước đây. Sống dưới CNXH, sự bần cùng đã lấy đi sự tử tế, nghèo đói đã lấy đi sự thanh lịch. Hồi đó chửi thề là một điều hết sức cấm kỵ. Còn bây giờ lướt vòng Facebook và dạo quanh đường phố thì sẽ nghe đầy tiếng ''ĐM, Cái Lờ, Mờ" và vô số những từ ngữ thô tục khác. Dần dần những thứ đó đã trở thành một phần văn hóa nhưng người dân không hề hay biết.

7. TRUNG THỰC - Ông bà tôi hay kể rằng: "Hồi đó để chiếc xe ngoài đường có cần khóa hay gì đâu, còn bây giờ để trong nhà tụi nó cũng lấy." Trước ''Giải Phóng'' người dân rất trung thực, nạn căn cắp vặt là điều không tưởng. Bạn có thể chạy xe tới cây xăng rồi từ đổ tự trả tiền, bạn có thể tin tưởng người lạ và an tâm về nơi mình sống. Nhưng bây giờ, trung thực là một điều gì đó quá xa vời. Nhìn trước nhìn sau, sự gian dối ở khắp nơi.

8. TRAI CHÍNH NGHĨA - Tôi có nghe một người mẹ nói với con gái thế này: "Bây giờ đàn ông Việt tệ quá con ơi, trước đây đâu có vậy. Thanh niên thời đó lớn lên đã biết đi làm phụ gia đình, cầm súng và ga lăng với phụ nữ. Ông mày thời đó mới ba lớn mà đã biết lo làm ăn nên bây giờ gia đình mới có căn nhà nè."

Tôi không thể nào không chạnh lòng khi nghe điều đó. Nhưng sự thật không thể chối cãi, đàn ông Việt bây giờ quá tệ và khác xa với những chàng trai lý tưởng ngày xưa. Bây giờ cứ tầm 6h chiều bước ra đường là thấy các quán nhậu đầy mày râu. Đàn ông Việt Nam bây giờ không còn cho phụ nữ cảm giác được bảo vệ nữa, cho nên đừng hỏi vì sao họ sính ngoại.

9. LÒNG YÊU NƯỚC - Thời nào cũng có yêu nước nhưng dưới CNXH, yêu nước bị đánh đồng với yêu tổ chức. Hồi đó nếu bạn nói bạn yêu nước thì bạn là một người lý tưởng, còn bây giờ nói câu tương tự thì người ta sẽ cho rằng bạn bị khùng. Thời đó dù chiến tranh nhưng không thấy ai tìm mọi cách để xuất ngoại, du học sinh thì muốn về và người nơi xa thì muốn tới. Đất nước thời đó không như mơ nhưng không cấm và kiểm soát ai phát biểu. VNCH không hoàn hảo nhưng nó cho người dân cảm giác yêu nước để họ có thể cống hiến và bảo vệ. CHXHCNVN bây giờ thì không.

KẾT LUẬN - Tôi là một người sinh sau cuộc chiến nên chẳng có lưu luyến hay kỷ niệm gì về cái đất nước nhà cầm quyền hiện tại gọi là ''Mỹ Ngụy.'' Nhưng dù cố gắng phát triển cỡ nào đi nữa thì bóng dáng Việt Nam Cộng Hòa vẫn làm ám ảnh.

Người ta muốn đất nước này đi lên nhưng nếu nhìn lại thì nơi này chỉ đang phát triển ngược. Vì họ đang dần đem lại những di sản của VNCH mà không hề hay biết.

Fb Cafe Ku Búa

==================


Ba tôi( người đeo kiếng mát) và một người bạn đi dạo trên đường Tự Do- Sài Gòn cuối thập niên 50.
Thời đó mà thanh niên Sài Gòn ăn mặc thiệt đẹp và thời trang quá xá.



 

Thursday, March 21, 2024

La Dalat, một thời những chiếc xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam




La Dalat, một thời những chiếc xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Năm 1919, Andre Citroen, một kỹ sư người Pháp đã sáng lập ra hãng xe mang tên ông thì đến năm 1926, Citroen xuất cảng sang Đông Dương với văn phòng chính đặt ngay tại Sài Gòn, nơi là khách sạn Rex sau này.

Citroen là một hãng xe hơi nhỏ của Pháp nhưng có những kỹ thuật tiên phong trong kỹ nghệ xe hơi, từng được hãng General Motors (GM) của Mỹ có ý định mua lại nhưng bất thành, về sau sát nhập vào hãng Peugeot cũng của Pháp.

Giữa thập niên 60s, khi xe hơi và xe Honda Nhật bắt đầu xuất cảng sang Việt Nam, để cạnh tranh xe Nhật, vị giám đốc của Citroen tại Sài Gòn lúc bấy giờ là Jacques Duchemin quyết định hợp tác với Việt Nam để sản xuất xe hơi nội địa với giá rẻ hơn.

Công Ty Xe Hơi Sài Gòn, hay chính xác theo bảng hiệu là "Sài Gòn Xe Hơi Công Ty" của Việt Nam ra đời và bắt đầu sản xuất xe từ khoảng năm 1969-1970. Xe được đặt tên là La Dalat, dựa theo thiết kế của Citroen Mehari và nhượng quyền xe Baby-Brousse nhỏ gọn, rẻ và tiện dụng được người Pháp sản xuất tại xứ thuộc địa Côte d'Ivoire, tức Bờ biển Ngà bên Châu Phi.

Quyết định đặt tên xe là La Dalat, có lẽ vì người Pháp yêu thích Đà Lạt mà họ xây dựng dựa theo kiến trúc Pháp và thường lên nghỉ mát trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình để tránh cái nóng dưới đồng bằng khi sang Việt Nam. Những cái tên như Thung Lũng Tình Yêu (Valley D’Amour) cũng do người Pháp đặt tên. Họ xem Đà Lạt như một thiếu nữ nên mới dùng mạo từ giống cái (La). Xin nói thêm rằng, đây chỉ là giả thuyết của tác giả vì không tìm được các tài liệu tại sao có cái tên "La Dalat".

Quay lại cùng xe La Dalat, nếu nhập cảng thép tấm đến 15 đô la thì sản xuất nội địa chỉ có giá 1 đô lúc bấy giờ, cũng như giá nhân công rẻ hơn nhiều, xe La Dalat của Việt Nam trở thành những thế hệ xe đầu tiên trong mô hình xe FAF (Facile a Fabriquer, Facile a Financer) dễ sản xuất, dễ mua bán của Citroen cho các quốc gia nghèo. Mục tiêu của mô hình xe FAF là nâng sản xuất các bộ phận sản xuất nội địa lên đến 50%.

La Dalat nhập cảng những bộ phận chính của Citroen như máy, hộp số, dàn nhún, hệ thống lái, thắng và Việt Nam chế tạo phần ngoài như thân, cửa, ghế, vỏ xe, các phụ tùng... còn lại. Thân xe là thép dập và được bắt ốc vào sườn, không hàn như xe ngoại quốc.

Các tài liệu từ Citroen viết rằng, các cơ phận sản xuất nội địa tại Việt Nam trong giai đoạn đầu tiên chiếm khoảng 25% của toàn bộ chiếc xe La Dalat và tăng đến 40% vào năm 1975, với tổng cộng số xe xuất xưởng vào khoảng trên dưới 5,000 xe. La Dalat cho ra bốn kiểu xe, phù hợp túi tiền người mua, dễ bảo trì hay sửa chữa, được giới trung lưu Sài Gòn ưa chuộng và mua chạy trên đường phố.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kỹ nghệ xe hơi đã thay đổi tột bậc so với thế hệ xe La Dalat còn thô sơ lúc bấy giờ. Nhưng nếu so sánh thì cần nhìn lại trong cùng cột mốc thời gian.

Những chiếc xe Kia Brisa hay Hyundai Poni, thế hệ xe đầu tiên của các hãng Kia và Hyundai của Nam Hàn xuất xưởng vào những năm 1974-1975, sau cả La Dalat và không thể xem là đẹp hơn La Dalat, nếu không nói là ngược lại.

Và hơn hết, La Dalat, những xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam đã sản xuất được đến 40% bộ phận xe vào thập niên 70s của thế kỷ trước.

Còn hôm nay, liệu bao nhiêu phần trăm bộ phận những chiếc xe hơi đang được quảng bá là "Made in Vietnam" được chế tạo tại Việt Nam?

Đinh Yên Thảo